KHOA TIẾNG TRUNG

     3. NGÀNH TIẾNG TRUNG QUỐC

    Tên ngành, nghề:

    Tiếng Trung Quốc

    Mã ngành, nghề:

    6220209

    Trình độ đào tạo:

    Cao đẳng

    Hình thức đào tạo:

    Chính quy

    Đối tượng tuyển sinh:

    Thí sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông

    (hoặc tương đương)

    Thời gian đào tạo:

    03 năm

    3.1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

    - Số lượng môn học, mô đun: 35 Môn học.

    - Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 120 Tín chỉ

    - Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

    - Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2,268 giờ

    - Khối lượng lý thuyết: 753 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm, kiểm tra: 1,950 giờ

    3.2. Nội dung chương trình

    Mã MH/MĐ

    Tên môn học/mô đun

    Số tín chỉ

    Thời gian học tập (giờ)

    Tổng số tiết

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành/ thực tập/ thí nghiệm /bài tập/ thảo luận

    Kiểm tra

    I. Các môn học chung

    28

    435

    157

    255

    23

    MH01

    Giáo dục chính trị

    5

    75

    41

    29

    5

    MH02

    Pháp luật

    3

    30

    18

    10

    2

    MH03

    Giáo dục thể chất

    4

    60

    5

    51

    4

    MH04

    Giáo dục quốc phòng & an ninh

    5

    75

    36

    35

    4

    MH05

    Tin học

    5

    75

    15

    58

    2

    MH06

    Tiếng Anh

    6

    120

    42

    72

    6

    II. Các môn học, mô đun chuyên môn

    92

    2,268

    596

    1,588

    84

    II.1

    Môn học, mô đun cơ sở

    52

    780

    364

    364

    52

    MH07

    Tiếng Trung nhập môn

    4

    60

    28

    28

    4

    MH08

    Từ vựng sơ cấp

    3

    45

    21

    21

    3

    MH09

    Tiếng Trung sinh hoạt hàng ngày

    3

    45

    21

    21

    3

    MH10

    Ngữ pháp sơ cấp

    3

    45

    21

    21

    3

    MH11

    Thực hành Nghe sơ cấp

    3

    45

    21

    21

    3

    MH12

    Thực hành Nói sơ cấp

    3

    45

    21

    21

    3

    MH13

    Thực hành Đọc sơ cấp

    3

    45

    21

    21

    3

    MH14

    Thực hành Viết sơ cấp

    3

    45

    21

    21

    3

    MH15

    Tiếng Trung tổng hợp 1 (sơ cấp)

    3

    45

    21

    21

    3

    MH16

    Từ vựng trung cấp

    3

    45

    21

    21

    3

    MH17

    Từ pháp cú pháp

    3

    45

    21

    21

    3

    MH18

    Ngữ pháp trung cấp

    3

    45

    21

    21

    3

    MH19

    Thực hành Nghe trung cấp

    3

    45

    21

    21

    3

    MH20

    Thực hành Nói trung cấp

    3

    45

    21

    21

    3

    MH21

    Thực hành Đọc trung cấp

    3

    45

    21

    21

    3

    MH22

    Thực hành Viết trung cấp

    3

    45

    21

    21

    3

    MH23

    Tiếng Trung tổng hợp 2 (trung cấp)

    3

    45

    21

    21

    3

    II.2

    Môn học, mô đun chuyên môn

    40

    1,488

    232

    1,224

    32

    MH24

    Từ vựng nâng cao

    3

    45

    21

    21

    3

    MH25

    Tiếng Trung văn phòng

    3

    45

    21

    21

    3

    MH26

    Ngữ pháp nâng cao

    3

    45

    21

    21

    3

    MH27

    Thực hành Nghe nâng cao

    3

    45

    21

    21

    3

    MH28

    Thực hành Đọc nâng cao

    3

    45

    21

    21

    3

    MH29

    Tiếng Trung giao tiếp và du lịch

    3

    45

    21

    21

    3

    MH30

    Thực hành Dịch viết 1 (kinh tế-xã hội)

    3

    45

    21

    21

    3

    MH31

    Thực hành Dịch nói 1 (kinh tế-xã hội)

    3

    45

    21

    21

    3

    MH32

    Thực hành Dịch viết 2 (thương mại)

    4

    60

    28

    28

    4

    MH33

    Thực hành Dịch nói 2 (thương mại)

    4

    60

    28

    28

    4

    MH34

    Thực tập nghề nghiệp

    5

    705

    5

    700

     

    MH35

    Báo cáo tốt nghiệp

    3

    303

    3

    300

     

    TỔNG CỘNG

    120

    2,703

    753

    1,843

    107

     

       

          Tiếng Trung là tên gọi chung của tiếng Phổ thông Trung Quốc. Tiếng Trung lấy ngôn ngữ của người Hán – dân tộc đa số của Trung Quốc làm chuẩn, vì thế nó còn có tên gọi khác là tiếng Hán hay Hán ngữ. Tiếng Trung được sử dụng nhiều nhất triên thế giới không chỉ bởi 1/5 dân số thế giới lấy tiếng Trung làm tiếng mẹ đẻ, ngoài ra, Tiếng Trung cũng là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hợp Quốc.

     

              Văn hóa Trung Hoa đặc sắc và phong phú, nền kinh tế Trung Hoa ngày càng phát triển kéo theo “cơn sốt tiếng Hán” ngày càng trở nên nóng bỏng. Tại Việt Nam, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20, người ta đã tìm đến tiếng Hoa như một loại sinh ngữ đầy tiềm năng. Thứ tiếng với những nét chữ tượng hình đầy nghệ thuật đã thu hút được đông đảo người học trên khắp thế giới. Hãy bắt đầu khám phá văn hóa Trung Hoa bắt đầu từ ngôn ngữ của người Hoa, loại văn tự đã từng được ông cha ta dùng như loại văn tự chính thức này!

     

            Hiện nay, ngoài các trường Đại học, Cao đẳng công lập và bán công đào tạo chuyên nghành Tiếng Trung, nhiều trường Cao đẳng dân lập, Tư thục, các trung tâm cũng đã và đang mở rộng các lớp đào tạo chuyên nghành Tiếng Trung một cách đông đảo về số lượng và đi đến hoàn thiện về chất lượng.

    - Sinh viên khoa tiếng Trung nhận bằng tốt nghiệp -

     

             Khoa Tiếng Trung Quốc được thành lập năm 2007, đây là một trong những Khoa có số lượng sinh viên tương đối đông của nhà trường. Khoa Tiếng Trung Quốc đào tạo trình độ Cao đẳng với thời gian 3 năm cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THPT; đào tạo cao đẳng văn bằng hai với thời gian 2 năm ; đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học với thời gian 1,5 năm.

     

             Mục tiêu đào tạo của Khoa tiếng Trung: đào tạo cử nhân ngành tiếng Trung Quốc có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, nắm vững kiến thức cơ bản, có kỹ năng thực hành về nghiệp vụ; Khoa tiếng Trung không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức rộng rãi về ngôn ngữ, văn hoá, xã hội và văn học Trung Quốc mà còn chú trọng rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Trung ở mức độ thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường. Sinh viên khoa tiếng Trung sau khi tốt nghiệp ra trường đạt được trình độ nghiệp vụ chuyên môn về ngôn ngữ để hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, công tác biên, phiên dịch, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội...

     

             Với mong muốn phát triển Khoa tiếng Trung trở thành một môi trường đào tạo tiếng Trung kiểu mẫu, kể từ khi mới thành lập, nhà trường không ngừng mở rộng quan hệ giao lưu với các trường Đại học, Cao đẳng của Bắc Kinh, Thượng Hải như Đại học Ngoại Ngữ Bắc Kinh, Đại học Đồng Tế Thượng Hải, Học Viện Ngọc Lâm. Hàng năm, giáo viên và sinh viên các trường Đại học của Trung Quốc thường xuyên sang thăm và làm việc với nhà trường. Đa số các giảng viên, giáo viên khoa Tiếng Trung cùa nhà trường đều có kinh nghiệm Du học Trung Quốc, đạt trình độ cử nhân và Thạc sỹ, trở về Việt Nam trực tiếp giảng dạy tại trường, tạo cơ hội để sinh viên được truyền thụ những kiến thức uyên bác của nền văn minh vĩ đại bậc nhất của nền văn minh nhân loại.