I. KHỞI TẠO Ý TƯỞNG

 

          Sau gần 30 năm bôn ba trải nhiệm với nhiều cương vị khác nhau, đặc biệt là trong quá trình làm việc với các đối tác nước ngoài, ông Nguyễn Đăng Đào đã có điều kiện tiếp xúc với thế hệ trẻ Nhật Bản và các nước. Ông đã nung nấu ý chí: “Đóng góp công sức của mình nhằm đào tạo thế hệ trẻ - tương lai của đất nước để nhanh chóng hội nhập có hiệu quả với khu vực và thế giới”. Với kinh nghiệm trong việc hỗ trợ đưa trên 5.000 Tu nghiệp sinh đi lao động và trên 500 Du học sinh Việt Nam sang học tại Nhật Bản, ý tưởng dự án về Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật (Viet Nhat College of Language and Technology - CNC) đã hình thành và năm 2006 đã được Bộ GD&ĐT ra Quyết định cho phép thành lập.

- Khu nhà Hiệu bộ ngày đầu xây dựng 2005 -

 

          Ông đã lý giải rằng: “Tại sao khi học sinh TNPT ở Việt Nam đua nhau vào Đại học mà lại cần có một trường Cao đẳng như CNC?”. Thực tiễn ở nhiều quốc gia, kể cả nước phát triển cao như Mỹ cho thấy, những năm gần đây một bộ phận đáng kể thanh niên lựa chọn trường Cao Đẳng cộng đồng để vào học vì chỉ sau ba năm đã có một việc làm chắc chắn với thu nhập ổn định và sau đó vẫn có cơ hội học liên thông Đại học với sự lựa chọn nghề chuẩn xác. Hơn nữa, học phí ở bậc Cao đẳng thì bao giờ cũng sẽ rẻ hơn ở bậc Đại học do đó rất phù hợp với hoàn cảnh của những gia đình có thu nhập thấp. Ở Việt Nam, với quá trình hội nhập, nhiều Doanh nghiệp trong và ngoài nước có yêu cầu bức thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tế số học sinh tốt nghiệp phổ thông vào được Đại học chỉ 20% mà nhiều sinh viên ra trường vẫn không có việc làm vì  kỹ năng không đủ đáp ứng. Rõ ràng để giải quyết mâu thuẫn trên không phải là chỉ lập thêm nhiều trường Đại học với sự chú trọng lý thuyết mà cần có cả bậc Cao đẳng với sự chú trọng kỹ năng làm việc, kể cả kỹ năng sử dụng một số ngôn ngữ thông dụng trong các Doanh nghiệp nhà nước đang đầu tư lớn tại Việt Nam. Đó chính là lý do tất yếu cả về kinh tế và xã hội cho sự ra đời của CNC.

 

II. BIỂU TƯỢNG TRƯỜNG CNC

Description: http://cnc.edu.vn/images/intros/logo.jpg

 

          Năm 2006, logo đầu tiên của CNC mang biểu tượng cây tre Việt Nam kết hợp với hoa Anh đào, là biểu tượng của hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Sau 5 năm đi vào hoạt động, để đánh dấu sự trưởng thành và phát triển, Hội đồng quản trị đã quyết định thay đổi Logo mới như hình trên. Logo này rất dễ nhận ra bởi những đường kẻ sọc tạo nên chữ cái CNC là tên viết tắt của trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật. Các đường này tượng trưng cho “tốc độ và sự năng động”. Còn chữ Viet Nhat Group biểu hiện cho sức mạnh của Tập đoàn Việt Nhật thể hiện sự bền vững như quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.

 

III. SLOGAN

 

“ĐẲNG CẤP – CHẤT LƯỢNG – PHÁT TRIỂN – HỘI NHẬP”

 

IV - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

 

Description: http://cnc.edu.vn/images/intros/khuvanphong.jpg

- Tòa Nhà A1: Khu Văn Phòng -

 

Description: http://cnc.edu.vn/images/intros/tttv.jpg

-Tòa Nhà A2: Trung Tâm Thông Tin Thư Viện-

 

          CNC được thành lập tại Quyết định số: 4820/QĐ - BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ngày 01 tháng 09 năm 2006. Quá trình hoạt động như sau :

 

     1, Năm học 2006 – 2007: CNC được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo:

        1.1 Hệ Cao đẳng chính quy: 800 chỉ tiêu, gồm các chuyên ngành:

 

1. Quản trị kinh doanh

4. Tiếng Nhật hệ phiên dịch

2. Kế toán

5. Công nghệ thông tin

3. Tiếng Anh hệ phiên dịch

6. Việt Nam học

 

        1.2 Hệ Trung cấp chuyên nghiệp 500 chỉ tiêu, gồm các chuyên ngành:

        (i) Ngành Kế toán

        (ii) Ngành CNTT

        (iii) Ngành Hướng dẫn du lịch

 

     2, Năm học 2007 – 2008 : CNC được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo:

        2.1 Hệ Cao đẳng chính quy 1200 chỉ tiêu, gồm 6 ngành đã có và 2 ngành

        (i)Tiếng Trung hệ phiên dịch

        (ii) Tiếng Hàn hệ phiên dịch

 

        2.2 Hệ Trung cấp chuyên nghiệp 800 chỉ tiêu, gồm 3 ngành đã có và 2 ngành

        (i) Ngành Điện công nghiệp và dân dụng

        (ii) Ngành cơ khí kỹ thuật hàn điện.

 

     3. Năm học 2008 – 2009: CNC được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo:

 

        3.1 Hệ Cao đẳng chính quy: 1200 chỉ tiêu gồm các chuyên ngành:

        Ngoài 8 ngành của năm trước, có thêm ngành thứ 9 là : Tài chính ngân hàng

 

        3.2 Hệ Trung cấp chuyên nghiệp 800 chỉ tiêu, gồm 5 chuyên ngành như trước

 

        3.3 Hệ Vừa làm vừa học (VLVH) 300chỉ tiêu, gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Kế toán, CNTT và Việt Nam học (hướng    dẫn Du lịch)

 

     4. Năm học 2009 - 2010 đến nay: CNC được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo:

 

        4.1 Hệ Cao đẳng chính quy 1200 chỉ tiêu, gồm các 9 chuyên ngành đã có.

 

        4.2 Hệ Trung cấp chuyên nghiệp 800 chỉ tiêu, gồm 5 chuyên ngành đã có.

 

        4.3 Hệ đào tạo Liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng và Hệ VLVH 600 chỉ tiêu: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Công nghệ thong tin, Việt Nam học (hướng dẫn Du lịch).

 

        4.4 Hợp tác đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học với các trường: Đại học Kinh tế Quốc dân; Đại học Bách khoa; Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên; Đại học Dân lập Phương Đông; Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

 

V. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

     1. Về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật

 

        1.1 Tổng diện tích quỹ đất của CNC hiện có là 17,2 ha.

- Diện tích ở cơ sở I: E6 - Khu công nghiệp Quế Võ - TP.Bắc Ninh là: 2,1 ha

- Diện tích ở cơ sở II: Thuộc Làng Đại học 2 - Huyện Tiên Du là:15,1 ha. UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản đồng ý giao cho trường khu đất này để đầu tư, xây dựng và nâng cấp phát triển thành trường Đại học Việt Nhật. Trường đang tiến hành khảo sát, đền bù giải tỏa cho dân và làm thủ tục đầu tư xây dựng.

 

        1.2 Cơ sở vật chất, giảng đường và các phòng thực hành của trường

Trụ sở chính của CNC hiện đặt tại cơ sở I với tổng diện tích xây dựng là: 28.349m2. CNC đã không ngừng nâng cao về chất lượng và số lượng các phương tiện thực hành, có khả năng phục vụ hơn 5.000 học sinh sinh viên.

CNC đã tiến hành xây dựng các phòng học và thực hành với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại  cho từng khoa cụ thể như:

- Khoa Ngoại ngữ: trang bị đầy đủ các phòng máy chiếu, phòng thực hành tiếng với đầy đủ sách học và tư liệu được tài trợ bởi Tổ chức của Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc: Bao gồm 12 phòng với diện tích trên 800m2.

- Khoa CNTT: trang bị đầy đủ  các  phòng  máy vi tính  cho sinh viên học tập và thực hành bao gồm 3 phòng với diện tích 180m2.

- Khoa Kinh tế: phòng học và thực hành phục vụ cho các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán bao gồm 16 phòng với diện tích 900m2.

- Khoa Việt Nam học: phòng học và thực hành gồm 5 phòng với 300m2.

Ngoài ra, CNC có quan hệ với trên 100 các doanh nghiệp để hỗ trợ sinh viên có nơi kiến tập và thực tập tốt nghiệp .

- Thư viện: Tư liệu, giáo trình và tài liệu tham khảo trong thư viện CNC đã có 20,418 đầu sách phục vụ cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu.

CNC được hội đồng thẩm định của đánh giá là một trong số các trường có tốc độ phát triển nhanh nhất về cơ sở vật chất; đội ngũ giảng viên và học sinh, sinh viên. Với 5 năm nhưng CNC đã xây dựng được cơ ngơi khang trang sạch đẹp với đầy đủ trang thiết bị phục vụ dạy và học; có công viên, sân chơi sạch sẽ thoáng mát.

 

     2. Cơ cấu tổ chức: Hiện nay, tổ chức bộ máy của nhà trường bao gồm: Hội đồng, quản trị ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các phòng ban chức năng, các khoa, các trung tâm.

 

        2.1. Hội đồng quản trị: Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng: Ông Nguyễn Đăng Đào (QĐ số 4956/QĐ-GDĐT-TC ngày 08/9/2006 và QĐ số: 3548/QĐ - BGD&ĐT ngày 25.06.2008 của Bộ GD&ĐT). Các thành viên: Bà Nguyễn Thị Kim; Bà Nguyễn Thị Bích Liên.

 

        2.2. Ban giám hiệu: Bao gồm 2 người, gồm 1 Hiệu trưởng và 1 Phó Hiệu trưởng. Tùy theo sự phát triển CNC sẽ bổ nhiệm thêm Phó Hiệu trưởng để giải quyết các công việc của nhà trường.

 

        2.3 Các tổ chức đoàn thể: CNC đã hình thành được các tổ chức đoàn thể sau:

- Chi bộ trường ;

- Công đoàn trường;

- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

 

        2.4. Các phòng chức năng, khoa, trung tâm:

- Các phòng chức năng:

(1) Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp.

(2) Phòng Tài chính - Kế toán.

(3) Phòng Quản lý đào tạo và Công tác học sinh sinh viên.

(4) Phòng Quản trị thiết bị và Công nghệ thông tin.

(5) Phòng Thanh tra, khảo thí và kiểm định chất lượng.

 

- Các khoa, tổ bộ môn:

(1) Khoa QTKD: Bộ môn QTKD

(2) Khoa Kế toán: Bộ môn Kế toán và Kiểm toán

(3) Khoa Tiếng Anh:Bộ môn tiếng Anh hệ phiên dịch; tiếng Anh chuyên ngành du

lịch; tiếng Anh thương mại.

(4) Khoa Tiếng Nhật : Bộ môn tiếng Nhật hệ phiên dịch; tiếng Nhật chuyên ngành du

lịch; tiếng Nhật thương mại.

(5) Khoa Tiếng Trung : Bộ môn tiếng Trung hệ phiên dịch; tiếng Trung chuyên ngành

du lịch; tiếng Trung thương mại.

(6) Khoa Tiếng Hàn: Bộ môn tiếng Hàn hệ phiên dịch; tiếng Hàn chuyên ngành du

lịch; tiếng Hàn thương mại.

(7) Khoa CNTT :Bộ môn Quản trị; Lập trình;Tin học ứng dụng.

(8) Khoa Việt Nam học : Bộ môn Hướng dẫn du lịch; Quản trị KS;

(9) Khoa Tài chính ngân hàng: Bộ môn Tài chính ngân hàng;

(10) Khoa cơ bản : Bộ môn KH Tự nhiên, Văn học, Văn hóa, Chính trị

 

- Các trung tâm:

(1) Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học CNC.

(2) Trung tâm Hợp tác với các doanh nghiệp và Giới thiệu việc làm.

 

     3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên

        CNC đã tập hợp được 260 cán bộ, giảng viên có ý thức trách nhiệm cao, giàu tâm huyết đang tận tuỵ, hết lòng với trên 5000 HSSV như một đại gia đình .

        CNC đang thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và ký kết hợp đồng dài hạn khi trường có Quyết định thành trường Đại học Việt Nhật. Dự kiến khi nâng cấp lên thành trường Đại học sẽ có đội ngũ cán bộ, giảng viên: 350 người. Trong đó, trình độ Tiến sĩ trở lên: 32 người; trình độ Thạc sĩ: 140 người; đạt tiêu chuẩn tỷ lệ học hàm, học vị theo quy định của Bộ GD&ĐT.

        Phương pháp đào tạo của CNC là lấy sinh viên làm trung tâm, động viên, khuyến khích SV học tập, phát huy tính sáng tạo và tự học. Giảng viên là cố vấn, là người hướng dẫn, đưa ra các bài tập và giới thiệu tài liệu lý thuyết để giải quyết vấn đề, sinh viên phải tự học lý thuyết đó hoặc tìm lý thuyết khác để giải bài tập , kết hợp học trên lớp với học thực hành, học ngoại khóa..

        Việc ứng dụng lý thuyết để giải các bài tập là bắt buộc. Giảng viên kiểm soát chất lượng học của sinh viên bằng việc đánh giá thông qua các bài tập ứng dụng khi kết thúc môn học. CNC khuyến khích các giảng viên trong và ngoài nước có học hàm học vị tham gia giảng dạy và phụ trách các khoa với thu nhập xứng đáng.

 

     4. Học sinh, sinh viên 

        Sinh viên trường CNC sẽ được tự do lựa chọn ngành học; được đào tạo các kỹ năng cốt lõii quan trọng là: kỹ năng tự học và nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng kỷ luật nghề nghiệp, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng nghiên cứu khoa học, văn hoá ứng xử (gồm văn hoá Việt Nam, văn hoá các dân tộc khác trên thế giới, văn hoá doanh nghiệp). Đảm bảo khi sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng và trình độ để làm việc và sẽ được nhà trường giới thiệu việc làm trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã ký hợp tác với nhà trường.

        Sau 5 năm với tổng số trên 3.000 HSSV đã tốt nghiệp (3 khóa), trên 80% sinh viên có việc làm ngay. Thực tế, doanh nghiệp nước ngoài đã tiếp nhận và trả lương sinh viên từ khi đang học năm thứ hai (Doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản tại Khu công nghiệp Quế Võ); còn lại 20% sinh viên tiếp tục học liên thông cao hơn hoặc đi xuất khẩu lao động tại Nhật theo hợp đồng của Công ty (chủ đầu tư xây dựng CNC : Đã đưa trên 200 SV đi tu nghiệp tại Nhật).

 

     5. Hợp tác Quốc tế

        CNC có quan hệ hợp tác đào tạo với nhiều trường Đại học nước ngoài. Hàng năm CNC tiếp nhận giáo viên của các trường Đại học của Nhật sang giảng dạy như: Đại học Jobu, Đại học Utsunomiya Kyowa; Orioaishin Tankidaigaku, Các trường dạy tiếng Nhật: Asahi Kokusai Gakuin, JSL Nihon Akademi, Sanritsu Kousai Gakuin và Trung tâm giao lưu văn hoá Tokyo. Đồng thời thực hiện mô hình 1+3 (một năm học tại Việt Nam, ba năm học tại trường ĐH của Nhật); 2+2 (Hai năm học tại Việt Nam, hai năm học tại trường ĐH của Nhật). Đến nay CNC đã tiến cử được trên 100 sinh viên sang đào tạo tại các trường Đại học của Nhật. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt của nhà trường sau này.

        CNC cũng có thoả thuận với các trường của Hàn Quốc như: Đại học Quốc tế Pusan; Đại học Kinh tế Pusan; Đại học Dongguk và 1 số trường Đại học của Canada và Trung Quốc, tạo điều kiện cho các em có cơ hội để tiếp cận với nền giáo dục hiện đại .

 

     6. Nghiên cứu khoa học

        Hội động khoa học mới được thành lập do vậy công tác hiện tại của CNC là chú trọng kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao thương hiệu. Công tác nghiên cứu khoa học chưa được triển khai sâu rộng. Tuy vậy, phong trào nghiên cứu khoa học tại các khoa cũng đã được triển khai với 10 đề tài đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu và đưa lên bảo vệ ở cấp trường. Các đề tài nghiên cứu tập trung đi sâu vào các vấn đề thực tiễn, xoay quanh các hoạt động thực tế của trường như: Giải pháp nâng cao chất lượng, Phương pháp giảng dạy tốt môn Tiếng Nhật, Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên CNC, Áp dụng CNTT trong giảng dạy… Có thể nói các đề tài đều có tính ứng dụng thực tiễn cao. Một số đề tài đã thẩm định đang đưa vào vận dụng thực tế tại trường là:

(i) “Nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường CNC”;

(ii). “Đào tạo đáp ứng nhu cầu của DNNN đầu tư vào Việt Nam tạị CNC”;

(iii). “Đổi mới quản trị trong các trường ĐH,CĐ tư thục ở Việt Nam”.

Công tác NCKH của sinh viên cũng phát triển mạnh mẽ. Nhiều đề tài của sinh viên được trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp trường.

 

VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

        Tiếp tục giữ vững mô hình đào tạo kết hợp nghiên cứu khoa học, từng bước mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; phấn đấu trở thành một trong những địa chỉ đáng tin cậy về đào tạo ĐH&CĐ trong phạm vi cả nước; Mở rộng quy mô, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất tại cơ sở II (Làng Đại học 2 - Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh trên diện tích 15,2 ha), đầu tư trang thiết bị đồng bộ và hiện đại để tạo cơ hội học tập và rèn luyện tốt nhất cho học sinh sinh viên; Trong giai đoạn 2011 - 2015, CNC sẽ phát triển thành Trường Đại học đẳng cấp chất lượng cao, có quy mô lớn và hiện đại về đào tạo Ngoại ngữ , Công nghệ và Nghiệp vụ ở Việt Nam và khu vực.

 

      1. Kiện toàn bộ máy tổ chức cho phù hợp với thực tế

        - Kiện toàn và sắp xếp lại bộ máy tổ chức quản lý của trường phù hợp với quy định tiêu chuẩn hóa cán bộ hiện hành và quy mô của một Trường Đại học. Bổ sung, điều chỉnh thành phần Ban giám hiệu cho phù hợp với quy mô phát triển của CNC theo yêu cầu của giai đoạn mới.

        - Tổ chức lại và thành lập mới một số khoa, phòng, bộ môn... cho phù hợp với hoạt động của một trường Đại học.

        - Sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý hiện có và bổ sung thêm theo yêu cầu công việc từ tuyển dụng các cán bộ có trình độ, tâm huyết và mời các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ trong và ngoài nước có kinh nghiệm quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học đến tuổi nghỉ chế độ từ các cở sở công lập còn sức khỏe, khả năng về làm việc tại trường;

        - Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý điều hành của CNC, tạo điều kiện chuẩn hóa, cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời nêu cao tinh thần tự học, kết hợp bồi dưỡng định kỳ về công tác quản lý.

        - Sắp xếp đội ngũ cán bộ, giảng viên các khoa, phòng, bộ môn theo hướng chuẩn hóa, đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu đáp ứng nhiệm vụ của trường Đại học.

        - Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với trường Đại học, phân cấp quản lý cho các khoa, phòng, bộ môn, trung tâm...

 

     2. Ổn định cơ sở vật chất hiện có, triển khai xây dựng cơ sở mới

        Giai đoạn 1: Tích cực triển khai đề án phát triển thành trường ĐH Việt Nhật trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong thời gian 2 năm từ khi có quyết định thành lập trường ĐH, CNC sẽ hoàn chỉnh hơn nữa Cơ sở đào tạo tại E6 - KCN Quế Võ - TP. Bắc Ninh. Đồng thời, CNC sẽ hoàn tất: giấy phép xây dựng; xây tường rào xung quanh; xây dựng một số hạng mục công trình tại Cơ sở II.

       Giai đoạn 2: Trong 5 năm tiếp theo, CNC tập trung xây dựng tại Cơ sở II, Làng đại học số 2 – huyện Tiên Du với khu giảng đường, ký túc xá, khu thực tập, khu nhà ở công vụ cho cán bộ, nhân viên, khu thư viện, hệ thống phòng thực hành thực tập cho Sinh viên. Dự kiến các Khu chức năng gồm:

 

     (i) Khu Hiệu bộ

        - Phòng họp và phòng tiếp khách: 1 phòng họp lớn 100 chỗ, 4 phòng họp nhỏ loại 40 chỗ, 3 phòng khách (2 phòng loại trên 20 người/phòng và 1 phòng loại 100 người), 1 phòng lễ tân. Đây là khu vực giao tiếp hành chính và tiếp khách .

        - Các phòng chức năng: Phòng Hội đồng quản trị (1 phòng Chủ tịch và 2 phòng Phó chủ tịch; 1 phòng thư ký), Phòng Ban Giám hiệu (1 phòng Hiệu trưởng, 4 phòng Hiệu phó), Phòng Quản lý đào tạo và công tác học sinh, sinh viên, Phòng Kế toán, Phòng Quản trị và Công nghệ thông tin, Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp, Phòng Thanh tra, khảo thí và kiểm định chất lượng và 42 phòng dành cho các Khoa, Trung tâm, Văn phòng Chi bộ Đảng, Văn phòng Đoàn TN, Văn phòng Công Đoàn, các Trung tâm.

        Khu Hiệu bộ được trang bị theo tiêu chuẩn giáo dục hiện đại và kết nối mạng nội bộ khép kín song song với kết nối mạng ra bên ngoài qua Internet. Việc bố trí trang thiết bị và công cụ, dụng cụ làm việc sẽ thực hiện một cách khoa học, tiết kiệm và theo tiêu chuẩn văn phòng thông minh.

 

     (ii) Xây dựng mô hình thực tập cho các Khoa chuyên môn

        Để phục vụ cho nhu cầu học tập của HSSV, ngoài các phòng học chung, CNC sẽ xây dựng phòng thực hành theo đặc thù của từng chuyên ngành với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và có chất lượng cho từng khoa cụ thể như:

        - Khối các ngành Kinh tế: sẽ xây dựng 02 phòng máy tính phục vụ riêng cho ngành Kế toán, 02 mô hình Ngân hàng để sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng thực tập, 02 Phân xưởng chế bản; 02 Phân xưởng thành phẩm, 02 phòng máy tính phục vụ in ấn, 02 Phân xưởng in offset, 02 Phòng Thí nghiệm Mực in - Giấy in và 01 Trung tâm thương mại với quy mô vừa phải phục vụ cho ngành Quản trị kinh doanh. Các mô hình thực tập cho Khoa Kinh tế được xây dựng theo hướng có khả năng sản xuất ra sản phẩm hoặc đảm nhận được các dịch vụ thực tế.

        - Ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng 05 phòng máy tính, 2 phòng thực hành sửa chữa máy tính. Hệ thống thực hành của Khoa Công nghệ Thông tin ngoài khả năng thực tập còn có khả năng đáp ứng dịch vụ tin học cho khu vực địa bàn.

        - Khối Ngoại ngữ: xây dựng 04 phòng Lab, 04 phòng xem phim, 04 phòng thực hành giao tiếp bằng tiếng nước ngoài (bao gồm 04 ngôn ngữ mà nhà trường đang đào tạo gồm tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật và tiếng Trung).

        - Khối ngành Du lịch và Điều dưỡng: Xây dựng mô hình “khách sạn và khu du lịch sinh thái”, gồm: 01 KS 30 phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao, 02 phòng bếp tiêu chuẩn quốc tế, 02 quầy bar hiện đại, 02 quầy lễ tân và 1 resort mini (khu sinh thái, nghỉ mát, điều dưỡng dành cho ngành hướng dẫn du lịch và quản trị khách sạn, nhà hàng và ngành điều dưỡng thực tập tại chỗ). Đây cũng là điểm vui chơi giải trí và thư giãn của các chuyên gia ngoại ngữ, cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên toàn trường.

        - Xây dựng các khu chung: 01 hội trường lớn loại 1.000 chỗ phục vụ cho các hoạt động hoặc sinh hoạt toàn trường, 1 nhà hát sân khấu lớn có 1.500 chỗ, 10 giảng đường trang bị theo tiêu chuẩn hiện đại, 01 sân vận động, 01 Trung tâm thông tin thư viện hiện đại phục vụ toàn trường gồm 2 phòng đọc chung, 1 phòng báo - tạp chí, 01 phòng nghiên cứu, 01 phòng đa phương tiện và 9 phòng thư viện chuyên ngành cho các khoa chuyên môn.

 

     3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên

 

         3.1. Quy hoạch đội ngũ cán bộ , giảng viên

        Đây là nội dung trọng yếu , đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo hướng: Lựa chọn những cán bộ trẻ, có năng lực để đào tạo, bồi dưỡng bổ sung cho đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường. Có kế hoạch cụ thể phát triển lực lượng giáo viên đề thành lập các khoa, bộ môn mới.

        Chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố con người có vai trò quyết định. Do vậy, giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên là giải pháp cơ bản trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Việt Nhật CNC sẽ được xây dựng trên cơ sở hoàn thiện, phát triển và bổ sung đội ngũ hiện có. Động viên, khuyến khích, cử giảng viên đi đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ trong nước/nước ngoài bằng ngân sách của CNC hoặc hợp đồng thỉnh giảng với các giảng viên có trình độ và kinh nghiệm  ở các trường Đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn TP.Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh lân cận. Đồng thời mời các Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ có kinh nghiệm quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học đến tuổi nghỉ chế độ từ các cở sở công lập còn sức khỏe về làm việc .

Có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giảng dạy của các khoa, phòng trong từng giai đoạn.

 

        3.2. Tăng cường về số lượng đội ngũ giảng viên

        Nguồn cán bộ tuyển dụng:

        - Tuyển chọn các sinh viên khá giỏi năm cuối, các học viên đang học sau đại học, đúng chuyên ngành, có nguyện vọng trở thành giảng viên của trường sau khi tốt nghiệp.

        - Thu hút các nhà giáo, nhà khoa học tài năng từ nhiều nguồn khác nhau tạo nguồn cán bộ cho nhà trường;

       - Thực hiện đúng quy định tiêu chuẩn giảng viên của Luật giáo dục và theo đúng quy trình tuyển dụng của Nhà trường được phê duyệt.

        - Tổ chức phân công người mới được tuyển chọn vào các khoa, phòng, bộ môn thích hợp và có kế hoạch đào tạo thành giảng viên đáp ứng yêu cầu của nhà trường.

         - Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhà trường còn xây dựng hệ thống giảng viên thỉnh giảng là các nhà khoa học, các cán bộ giảng dạy có học hàm, học vị từ các trường Đại học, Viện và trung tâm nghiên cứu trong cả nước.

 

        3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

 

TIÊU CHÍ QUI HOẠCH GIẢNG VIÊN

 

STT

 

Diễn giải

Thời gian

I. VỀ CHUYÊN MÔN

1

 

Tốt nghiệp ĐH đúng chuyên ngành

Khi tiếp nhận

2

 

Tốt nghiệp thạc sỹ

Chậm nhất sau 5 năm

3

 

Tốt nghiệp tiến sỹ

Chậm nhất sau 10 năm

II. NGOẠI NGỮ ANH VĂN

1

 

Chứng chỉ C

Khi tiếp nhận

2

 

Giảng dạy bằng tiếng Anh

Chậm nhất sau 5 năm

III. TIN HỌC

1

 

Sử dụng CNTT trong giảng dạy

Khi tiếp nhận

IV. PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM

1

 

Chứng chỉ giáo dục đại học

Trong vòng 2 năm

2

 

Áp dụng đầy đủ các phương pháp giảng

tích cực

Trong vòng 2 năm

V. HOÀN THIỆN CÁC KĨ NĂNG KHÁC

1

 

Kỹ năng giao tiếp

Khi tiếp nhận

2

 

Kỹ năng tự quản lý

Trong vòng 2 năm

3

 

Kỹ năng làm việc nhóm

Trong vòng 3 năm

 

        3.4. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy

        Nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn về trình độ và từng bước tiến đến tỷ lệ cần thiết về số giảng viên có trình độ sau đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời đáp ứng nhiệm vụ đào tạo trình độ Đại học, trước mắt:

        - Rà soát đội ngũ cán bộ hiện có của các khoa, phòng, bộ môn để lựa chọn đội ngũ cán bộ giảng dạy bậc đại học. Số giáo viên không đủ tiêu chuẩn, tùy theo năng lực công tác, tuổi đời và điều kiện thực tế, sẽ giải quyết theo các hướng như sau:

          + Cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

          + Bố trí công tác khác;

          + Chuyển công tác khác hoặc cho nghỉ theo chế độ, chấm dứt hợp đồng lao động;

        - Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên:

          + Khuyến khích các giảng viên có trình độ tiến sĩ triển khai các đề tài nghiên cứu, hướng dẫn thạc sĩ, nghiên cứu sinh…để nâng cao trình độ chuyên môn và tăng số lượng cán bộ và giảng viên có học hàm, học vị đáp ứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          + Lựa chọn các giảng viên thích hợp, có trình độ đại học và có khả năng đi học sau đại học hoặc nâng cao trình độ trong nước và nước ngoài.

         + Đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức thực tập sinh: cử các giảng viên thích hợp đi học tại các trường đại học, học viện khác về phương pháp giảng dạy, soạn chương trình, giáo trình, tài liệu, nghiên cứu khoa học và quản lý bậc đại học.

          + Mời giảng viên của các trường Đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở thực hành... trong và ngoài nước tham gia giảng dạy sinh viên và đào tạo giảng viên tại chỗ về các nội dung như: Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy đại học, chuẩn bị giáo trình, tài liệu, sử dụng phương tiện dạy học...

 

        3.5. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ, giảng viên:

          + Tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần để khuyến khích đội ngũ giảng viên đi học nâng cao trình độ, phát huy năng lực sau khi được đào tạo. Đồng thời có quy định bắt buộc với giảng viên phải có trình độ sau đại học.

           + Thực hiện nghiêm túc chế độ khen thưởng và kỷ luật theo quy định.

          + Có cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ cán bộ, giáo viên của trường học tập nâng cao trình độ và hỗ trợ một phần cho cán bộ, giảng viên các trường đại học tham gia giảng dạy và công tác tại trường.

 

        3.6. Xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến

        - CNC đang phát triển quan hệ hợp tác đào tạo với các trường tiên tiến trong nước và thế giới, không ngừng học hỏi kinh nghiệm và phát huy tính sáng tạo. CNC dựa trên khung chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, tham khảo giáo trình của các trường đại học danh tiếng trong nước và trên thế giới, vận dụng một cách linh hoạt, thích nghi hoá trong chương trình đào tạo của mình. Tổng hợp các tài liệu, biên soạn lại thành giáo trình mang nét đặc thù riêng của CNC. Giáo trình giảng dạy của CNC sẽ được cập nhật hàng năm nhằm nâng cao chất lượng phù hợp với nhu cầu xã hội.

        - Chủ động liên kết đào tạo và phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy, đồng thời hoàn thành chương trình chuyên ngành, nội dung môn học, ngành học trên cơ sở các chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

        - Mở thêm các ngành đào tạo mới, mở rộng quy mô đào tạo và các loại hình đào tạo tùy theo sự phát triển của nhà trường và nhu cầu xã hội.

        - Tổ chức biên soạn hệ thống giáo trình các môn học đảm bảo tính khoa học, chính xác, phù hợp và kế thừa, đồng thời cập nhật những thông tin, công nghệ mới.

        - Đổi mới và hiện đại hóa phương tiện dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy học và nghiên cứu khoa học.

        - Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở thực hành. Khuyến khích sự tham gia của các nhà chuyên môn ngoài trường vào công tác đào tạo.

        - Tăng cường công tác thanh tra giáo dục, đánh giá chất lượng đào tạo, đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác, thỏa đáng đối với người dạy và người học.

 

        3.7. Phương pháp đào tạo của giảng viên

        Tiếp tục phát huy kinh nghiệm trong những năm qua, CNC luôn cố gắng tiếp cận với các chuyên gia nước ngoài trực tiếp giảng dạy tại trường nên có nhiều điều kiện học hỏi. Phương tiện máy tính dồi dào cũng nhằm đáp ứng nhu cầu áp dụng phương pháp sư phạm mới. Thực hiện thật tốt, rèn luyện kỹ năng nhiều hơn nữa “Phương pháp đào tạo lấy sinh viên làm trung tâm“, hướng dẫn sinh viên tập làm việc theo nhóm, tập giải quyết vấn đề, viết báo cáo, thuyết minh.

Các kỹ năng hiện đại được giảng dạy theo môn học hay chuyên đề như quản lý dự án, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xin việc làm…..

 

        3.8. Phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học:

        Hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò quyết định dến việc nâng cao chất lượng đào tạo và làm nên danh tiếng lâu dài cho một trường Đại học. CNC thực hiện một số giải pháp sau :

        + Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, ưu tiên theo định hướng phát triển của trường, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực liên quan đến đào tạo về Ngoại ngữ Công nghệ và Nghiệp vụ.

       + Mở các lớp tập huấn về phương pháp NCKH cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên. Khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

      + Ứng dụng kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới thích hợp phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

        +Tiếp tục triển khai áp dụng một số đề tài đã được công bố và thẩm định vào thực tế tại trường như đã nêu ở mục 3.2.8.

        + Thẩm định và đưa vào ứng dụng một số đề tài thiết thực với CNC.

 

        3.9. Hợp tác trong nước và Quốc tế

        Tiếp tục củng cố, duy trì và phát huy những quan hệ tốt đẹp với các trường Đại học trên thế giới, tranh thủ sự giúp đỡ của các trường Đại học trong và ngoài nước, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp đã ký kết hợp tác với CNC để xây dựng chương trình, viết giáo trình, tài liệu dạy học; đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ...

        Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã, đang và sẽ có chính sách hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi sinh viên, giảng viên, tiến tới xuất khẩu nhân lực cho các nước phát triển. Tăng cường đào tạo cán bộ tại các nước phát triển nhằm tiếp thu các thành tựu tiến bộ khoa học trên thế giới và khu vực. Tăng cường và mở rộng hơn nữa Hợp tác Quốc tế về Du học chuyển tiếp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để đưa học sinh và sinh viên sang Du học tại nước ngoài tăng hơn so với những năm trước.

 

        3.10. Đảm bảo tính nhất quán trong chiến lược phát triển

        Chiến lược phát triển của Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật thành Trường Đại học Việt Nhật là nền tảng, là kim chỉ nam được tất cả cán bộ, giảng viên, sinh viên nhận thức sâu sắc, tuân thủ nghiêm túc, nhất quán thực hiện trong mọi hoạt động của trường.

        Trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ gặp phải nhiều “rào cản”. Tuy nhiên, với tinh thần bất khuất, quả cảm “Samurai“ Nhật Bản kết hợp với lòng dũng cảm bứt phá “Phù Đổng“ Việt Nam và quan trọng hơn là lòng nhiệt tình, tâm huyết và ý chí quyết tâm của tập thể cán bộ Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học trong và ngoài nước tự nguyện tập hợp lại dưới Ngôi trường CNC. Đó chính là những nhân tố cốt lõi để có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại để triển khai thành công đề án xây dựng thành công Trường Đại học Việt Nhật - CNC.

        Thành công của CNC là công lao đóng góp to lớn của tập thể cán bộ Giáo sư, Tiến sĩ; đội ngũ Cán bộ, Giảng viên và HSSV trong toàn trường. Tập thể Cán bộ, giảng viên và HSSV trong nhà trường luôn tăng cường đoàn kết xung quanh HĐQT và BGH, ra sức phấn đấu, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, đổi mới tư duy, phát huy sáng tạo để vượt qua thử thách, đuổi kịp các trường ĐH&CĐ tiên tiến trong và ngoài nước.